Số điện thoại
background

Tin tức

Chia sẻ

Cập nhật bản đồ ngập nước thành phố mới nhất 2024

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, việc hiểu rõ bản đồ ngập nước thành phố trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết. Bản đồ này không chỉ phản ánh thực trạng mà còn là công cụ quan trọng giúp các nhà đầu tư và cư dân đưa ra quyết định chính xác, bảo vệ tài sản và đảm bảo sự phát triển bền vững. Với sự gia tăng mạnh mẽ của các dự án bất động sản cao cấp, việc nắm bắt thông tin về các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi ngập lụt sẽ là yếu tố then chốt trong việc lựa chọn vị trí sống lý tưởng, tạo dựng giá trị lâu dài. 

Hãy cùng SmartRealtors tìm hiểu bản đồ ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn trong tương lai nhé!

Bản đồ ngập nước Thành phố HCM

Theo thống kê, bản đồ ngập nước thành phố HCM có ít nhất là 66 điểm ngập nước trên địa bàn. Hầu hết các điểm ngập nước đều tập trung ở các trục đường chính, nơi có lượng xe lưu thông lớn, những con đường hẻm và ngập cả trong nhà dân. Trung bình mực nước ngập cao khoảng 0,2m. Những điểm ngập lụt ở TPHCM đã gây rất nhiều khó khăn cho người dân tại các khu vực này. Dưới đây là bản đồ ngập nước Thành phố HCM:

Những điểm ngập nước thành phố Hồ Chí Minh

Những điểm trên bản đồ ngập nước thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ ngập nước thành phố HCM

Bản đồ ngập nước thành phố HCM

Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ngập nước tại TP.HCM?

TP.HCM là một thành phố ven biển với mạng lưới sông rạch chằng chịt và nền đất thấp, chịu tác động nặng nề từ thủy triều. Đặc biệt, toàn bộ thành phố nằm trong lưu vực của ba con sông lớn: Sài Gòn, Đồng Nai, và Soài Rạp. Chính chế độ tiêu thoát nước của các con sông này đã ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng ngập lụt. Khi triều cường dâng cao, ngay cả những khu vực không có mưa cũng bị ngập do cốt nền thấp hơn mực triều.

Những tuyến đường hay ngập nước ở tphcm

Những tuyến đường hay ngập nước ở tphcm

4 yếu tố chính gây ngập lụt tại TP.HCM:

  1. Biến đổi khí hậu: Tần suất các trận mưa lớn, cường độ cao trong thời gian ngắn ngày càng gia tăng, tạo áp lực lên hệ thống thoát nước hiện có.
  2. Địa hình thấp: Khoảng 876,3km² (chiếm 41,8% diện tích toàn thành phố) có cao độ thấp hơn hoặc bằng 1m, khiến khu vực này dễ dàng bị ảnh hưởng bởi triều cường. Riêng vùng trung tâm, khoảng 43km² trong tổng diện tích 106km² có cao độ thấp hơn hoặc bằng 1,6m.
  3. Triều cường tăng cao: Mực nước triều đạt báo động cấp 3 (trên 1,5m) xuất hiện thường xuyên, thậm chí có thời điểm vượt mức 1,71m, làm ngập diện rộng và kéo dài.
  4. Đô thị hóa nhanh chóng: Tốc độ đô thị hóa quá nhanh đi kèm với việc hạ tầng thoát nước không được đầu tư đồng bộ và kịp thời đã khiến vấn đề càng trở nên trầm trọng.

Tình trạng ngập lụt của TP.HCM là hệ quả của sự cộng hưởng giữa yếu tố tự nhiên và các hạn chế trong quy hoạch đô thị, đòi hỏi những giải pháp chiến lược và bền vững để giảm thiểu tác động.

Bản đồ ngập nước thành phố Hồ Chí Minh: Các tuyến đường chịu ảnh hưởng

Sở Xây dựng TP.HCM vừa công bố danh sách 13 tuyến đường thường xuyên ngập do mưa lớn, bao gồm:

  • Khu vực Gò Vấp – Bình Thạnh – Thủ Đức: Lê Đức Thọ, Quang Trung, Nguyễn Văn Khối (tên cũ: Cây Trâm), Đặng Thị Rành, Bạch Đằng, Quốc lộ 1 (đoạn qua TP Thủ Đức).
  • Khu vực Thảo Điền, TP Thủ Đức: Thảo Điền, Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng, Dương Văn Cam, Kha Vạn Cân.
  • Khu vực quận Tân Phú – Bình Tân: Phan Anh, Hồ Học Lãm.

Ngoài ra, 6 tuyến đường bị ngập do triều cường, với thời gian ngập kéo dài từ 30 đến 120 phút, tùy thuộc vào đỉnh triều:

  • Khu vực quận 7: đường Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn.
  • Huyện Nhà Bè: Lê Văn Lương, Đào Sư Tích, Phạm Hữu Lầu.
  • Huyện Bình Chánh: Quốc lộ 50.
ban-do-ngap-nuoc-thanh-pho3

Tình trạng ngập nước tại các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM

Nỗ lực phát triển hạ tầng và xóa tan “ bản đồ ngập nước thành phố” TP.HCM

Dựa trên quy hoạch xây dựng TP.HCM đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố không ngừng nỗ lực đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông, xây dựng các công trình cao tầng hiện đại và phát triển nhiều khu đô thị mới. Những giải pháp đồng bộ này không chỉ thay đổi diện mạo đô thị, mà còn hướng đến mục tiêu xóa “ bản đồ ngập nước thành phố” xây dựng TP.HCM thành một đô thị văn minh, hiện đại và bền vững.

Các giải pháp chống ngập tiêu biểu đang được nhà nước chủ trương triển khai:

  1. Nâng cấp hệ thống thoát nước đồng thời mở rộng cống và rãnh thoát nước: Việc cải tạo và mở rộng hệ thống thoát nước giúp tăng khả năng thoát nước mưa, giảm thiểu nguy cơ ngập lụt trong các trận mưa lớn tại thành phố.
  2. Xây dựng trạm bơm và hồ điều hòa giúp đẩy nhanh quá trình thoát nước khỏi các khu vực trũng, giảm thời gian ngập. Bên cạnh đó, hồ điều hòa giúp điều tiết và lưu giữ lượng nước mưa, hạn chế tình trạng quá tải cho hệ thống thoát nước hiện hữu.
  3. Áp dụng các giải pháp thoát nước tiên tiến như hệ thống thoát nước ngầm và thoát nước mặt giúp tối ưu hóa khả năng hấp thụ và lưu trữ nước, đồng thời giảm tải hiệu quả cho hệ thống thoát nước bề mặt, đảm bảo khả năng ứng phó linh hoạt trước các tình huống mưa lớn.
  4. Xây dựng đê bao và cống ngăn triều cường: Việc xây dựng hệ thống đê bao và cống ngăn triều cường đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và xóa “ bản đồ ngập nước thành phố” tại TP.HCM. Các tuyến đê bao được thiết kế để ngăn chặn nước xâm nhập vào thành phố, bảo vệ hiệu quả các khu vực thấp trũng khỏi tác động của triều cường. Bên cạnh đó, hệ thống cống ngăn triều cường không chỉ giúp kiểm soát lưu lượng nước vào khu đô thị mà còn giảm thiểu đáng kể nguy cơ ngập lụt, góp phần đảm bảo an toàn cho đời sống và hoạt động kinh tế của người dân.
ban-do-ngap-nuoc-thanh-pho-ho-dieu-tiet

Xây dựng hồ điều tiết ngầm tại khu vực quận Thủ Đức

Bên cạnh những giải pháp trên việc quy hoạch đô thị cũng rất quan trọng. Quy hoạch đô thị cần gắn liền với việc bảo vệ và duy trì hệ thống kênh rạch, hồ nước tự nhiên, đảm bảo tính thông thoáng và sức chứa của hệ thống thoát nước. Hạn chế lấn chiếm kênh rạch không chỉ giúp giảm ngập mà còn giữ gìn cảnh quan sinh thái. Những giải pháp này là minh chứng cho nỗ lực của TP.HCM trong việc xây dựng một thành phố thông minh, bền vững và thích ứng hiệu quả với thách thức biến đổi khí hậu trong tương lai.

SmartRealtors hướng dẫn cách kiểm tra bản đồ ngập nước thành phố qua camera

Để tránh các khu vực ngập nước và tình trạng tắc nghẽn giao thông trong những ngày mưa lớn hoặc triều cường dâng cao, ứng dụng TTGT TP.HCM (ứng dụng thuộc sở giao thông vận tải TP.HCM). Dưới đây là cách sử dụng ứng dụng để giúp quý khách chủ động điều chỉnh lộ trình di chuyển cũng như nắm rõ bản đồ ngập nước thành phố:

Bước 1: Chúng ta cài đặt ứng dụng TTGT TP.HCM từ Google Play hoặc App Store trên thiết bị di động. Đây là ứng dụng miễn phí, dễ dàng tải về và sử dụng.

Bước 2: Sau khi cài đặt, mở ứng dụng và truy cập vào mục Camera. Tại đây, chúng ta có thể chọn các camera giao thông để xem hình ảnh trực tiếp tại những khu vực sắp di chuyển qua. Đây là cách nhanh chóng và chính xác để kiểm tra tình trạng ngập nước và ùn tắc giao thông tại các tuyến đường hoặc giao lộ.

ban-do-ngap-nuoc-thanh-pho

Thông qua bản đồ ngập nước thành phố, ứng dụng TTGT TP.HCM không chỉ cung cấp hình ảnh trực tiếp từ camera mà còn gửi các thông báo về tình trạng giao thông như kẹt xe, tai nạn, hay ngập nước. Những thông báo này giúp cập nhật nhanh chóng và chủ động điều chỉnh hành trình di chuyển.

ban-do-ngap-nuoc-thanh-pho2

Ngoài ra, để có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng giao thông trong thành phố, chúng ta có thể chuyển sang mục bản đồ ngập nước thành phố. Các tuyến đường thông thoáng sẽ được hiển thị bằng màu xanh lá cây, trong khi các khu vực ùn tắc hoặc ngập nước sẽ có màu đỏ, giúp dễ dàng đưa ra quyết định thay đổi lộ trình một cách hiệu quả.

Với sự hỗ trợ của ứng dụng TTGT TP.HCM, chúng ta sẽ luôn chủ động hơn trong việc lựa chọn tuyến đường an toàn, tránh các tình huống bất ngờ và bảo đảm di chuyển thuận lợi trong điều kiện thời tiết xấu.

TÌM HIỂU THÊM THÔNG TIN BẢN ĐỒ NGẬP NƯỚC THÀNH PHỐ VÀ TƯ VẤN XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:

  • Công ty TNHH Bất động sản SmartRealtors
  • Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
  • Hotline: 0916 25 78 25

Chia sẻ:

4.3/5 - (24 bình chọn)

Bài viết liên quan